Bánh khô mè Quang Châu Cô Đây 

Đậm đà hương vị truyền thống

Những ai đã từng ghé thăm làng nghề Quang Châu – Đà Nẵng hẳn sẽ không thể quên món Bánh Khô Mè truyền thống, là món quà quê hương được  người Đà Nẵng dành tặng bạn bè bốn phương. Chiếc bánh có hình vuông hoặc hình chữ nhật, được bao phủ bởi lớp mè thơm phức, qua 7 lần nướng mới tạo nên vị thanh bùi và ngon ngọt.

Với thứ bánh ngon tuyệt hảo này mỗi lần đi du lịch, dù chỉ là đi qua, ai nấy cũng phải ghé mua về làm quà biếu người thân bạn bè, bình dị mà ấm áp tình thương.

Lịch sử bánh khô mè Quang Châu – Đà Nẵng

Bánh khô mè không chỉ mang trong mình văn hóa vùng miền, đức tính của người lao động mà còn lưu dấu lịch sử của nhiều thế hệ con người nơi đây. 

Trong thời kỳ nhà Nguyễn, ở Hoà Vang, Bánh Khô Mè nổi tiếng ở vùng đất Quang Châu, thuộc xã Hoà Châu phát triển thành làng nghề và hằng năm được các quan lại địa phương dùng làm phẩm vật dâng lên triều đình. 

Nghề bánh khô mè tại thôn Quang Châu – Hòa Châu có từ những năm 50 của thế kỷ XX. Từ khi nghề phát triển đã có tổng số 20 hộ sản xuất. Đến nay số lượng các cơ sở sản xuất đã giảm đáng kể chỉ còn khoảng 7 hộ, trong đó có 3-4 hộ sản xuất thường xuyên, năng suất rơi vào dịp cuối năm (từ tháng 10) để phục vụ nhu cầu làm quà biếu Tết, cá dịp lễ hội quan trọng. Một trong số đó phải kể đến Hộ Kinh doanh Bánh Khô Mè Quang Châu – Cô Đây được biết đến là cơ sở làm bánh thơm ngon, uy tín, được khách địa phương và khách du lịch lựa chọn trong những dịp quan trọng.

Hành trình phát triển hộ kinh doanh cô Đây – Hành trình của người con yêu quê hương

Bánh khô mè Quang Châu nổi tiếng tại Đà Nẵng chủ yếu qua hình thức truyền miệng rồi tới tận nơi mua về làm quà biếu, khách được ăn thử bánh khô mè nhất định sẽ đặt hàng vào năm sau. Nhưng đứng trước thời kỳ hội nhập và phát triển, do chưa được quảng bá rộng rãi để nhiều người biết đến nên sản lượng bánh hằng năm của các hộ trong làng vẫn chưa cao.

Chính vì vậy, anh Anh Nguyễn Văn Tùng (con trai bà Huỳnh Thị Đây – người duy trì nghề làm bánh khô mè hàng chục năm nay tại làng nghề Quang Châu) đã kế thừa và xây dựng thương hiệu Hộ Kinh doanh Bánh Khô Mè Cô Đây để đem một sản phẩm truyền thống đến gần hơn với nhiều vùng miền và bạn bè thế giới.

Cuộc hành trình phát triển thương hiệu bánh khô mè cô Đây được bắt đầu từ tình yêu đối với làng nghề truyền thống nói chung và nghề làm bánh khô mè gia truyền nói riêng, Anh Tùng không chỉ xem đây là một dự án kinh doanh, mà còn là một sứ mệnh của người con quê hương chính là: bảo tồn và phát triển thương hiệu đặc sản truyền thống.

 

Bánh khô mè Quang Châu - Cô Đây

Tầm nhìn của hộ kinh doanh bánh khô mè cô Đây không chỉ dừng lại ở việc sản xuất món bánh ngon có giá trị dinh dưỡng mà còn đối với việc duy trì nét đẹp quê hương, qua đó đóng góp phần vào việc nâng cao thu nhập cho người dân nơi đây.

Quy trình làm bánh khô mè kỳ công 

Bánh khô mè cô Đây được kế thừa công thức gia truyền với hương vị thơm ngon, tinh khiết. Đó là sự hoà quyện từ mùi thơm gạo mới, sự ngọt ngào của đường mía, vị thơm béo của mè rang,… hoàn toàn từ nguyên liệu địa phương, không chất bảo quản.

Công đoạn làm bánh khô mè cô Đây - Quang Châu

Một chiếc bánh khô mè đạt yêu cầu phải là chiếc bánh có độ giòn, xốp, vị ngọt thanh của đường, cùng sự bùi béo của mè và chút cay nhẹ của gừng tươi, khi bẻ thành đôi có đường tơ óng ánh nên quy trình hết sức kỳ công gồm các bước sau:

  • Đầu tiên, người thợ phải rây bột vào khuôn ô vuông. Sau đó, định hình mặt bánh bằng một que tre nhỏ.
  • Bánh khi đã được định hình được chưng cách thủy trên lò đã đun sôi khoảng năm phút.
  • Tháo khung, những miếng bột vuông nhỏ được đặt trên bếp than hoa lần thứ nhất. Hơi lửa than hoa chỉ vừa nóng để nướng cho lát bánh khô hai mặt.
  • Chiếc bánh trần đã ráo lại được đặt lên bếp than hoa lần thứ hai để nướng giòn xốp. 
  • Việc tiếp theo là thắng (nấu) đường và rang mè. Đường được nấu cho đến khi dùng đũa kéo thành sợi tơ không dứt (Đường thắng không tới, bánh sẽ không dính được mè. Còn nếu để già lửa quá thì bánh sẽ bị cứng, đắng, sẫm và không có tơ). Còn mè rang phải đạt được yêu cầu: giòn, vàng, thơm.
  • Lúc này, người ta bưng nồi đường đặt trên bếp than ấm, lấy từng lát bánh nhúng vào đường rồi nhanh tay lăn qua mâm mè để ngay bên cạnh (công đoạn này được ví von là công đoạn “tắm mè”). 
  • Cuối cùng là công đoạn đóng gói để cho ra thành phẩm là những hộp bánh khô mè đạt chuẩn chất lượng.

Những chiếc bánh khô mè vuông vực, vị ngon giòn không chỉ được dùng làm quà cho người thân, bạn bè mà còn dùng để thờ cúng tổ tiên vào những ngày lễ Tết. 

Món quà dung dị, tốt cho sức khỏe 

Bánh khô mè được chứng nhận là loại bánh có hàm lượng dinh dưỡng rất cao, thích hợp cho mọi lứa tuổi. Bánh có tác dụng giảm béo đối với những người trung niên, chất canxi có trong mè rất cần thiết cho việc phát triển của trẻ em, là một sản phẩm thay thế bữa phụ tiện lợi.

Luôn nằm trong danh sách hàng đầu những món Đặc sản Đà Nẵng, bánh khô mè là món quà mộc mạc và tinh tế từ nguyên liệu tự nhiên, quy trình làm bánh công phu đến lịch sử truyền thống lâu đời. Du lịch Đà Nẵng, bạn không thể không mang về có lẽ đáng nói nhất là món quà tặng đặc sản tuyệt vời này.

Đến với Đà Nẵng, mời bạn ghé Hộ kinh doanh Cô Đây để được trải nghiệm quy trình làm bánh khô mè truyền thống, món bánh thân thuộc được người dân làng nghề Quang Châu tự hào, giữ gìn và đang trong quá trình xây dựng thương hiệu rộng mở để xứng đáng là một đặc sản trứ danh.