Bánh khô mè là một trong những đặc sản được người Đà Nẵng hết sức tự hào, không chỉ bởi hương vị đặc trưng mà còn bởi cách làm độc đáo và sự kết hợp tuyệt vời giữa các nguyên liệu được thu hoạch sẵn tại địa phương. Để làm được những chiếc bánh khô mè thơm ngon, giòn tan, việc lựa chọn và chuẩn bị nguyên liệu đúng cách là rất quan trọng. Trong bài viết này, Bánh Khô Mè Cô Đây sẽ giới thiệu chi tiết về các nguyên liệu làm bánh khô mè, giúp bạn biết được cách để tạo ra món bánh ngon chuẩn vị này.
Nguồn gốc bánh khô mè Đà Nẵng – Bánh khô mè Cô Đây Quang Châu
Bánh khô mè không chỉ mang trong mình văn hóa vùng miền, đức tính của người lao động mà còn lưu dấu lịch sử của nhiều thế hệ con người nơi đây.
Trong thời kỳ nhà Nguyễn, ở Hoà Vang, Bánh Khô Mè nổi tiếng ở vùng đất Quang Châu, thuộc xã Hoà Châu phát triển thành làng nghề và hằng năm được các quan lại địa phương dùng làm phẩm vật dâng lên triều đình.
Nghề bánh khô mè tại thôn Quang Châu – Hòa Châu có từ những năm 50 của thế kỷ XX. Từ khi nghề phát triển đã có tổng số 20 hộ sản xuất. Đến nay số lượng các cơ sở sản xuất đã giảm đáng kể chỉ còn khoảng 7 hộ, trong đó có 3-4 hộ sản xuất thường xuyên, năng suất rơi vào dịp cuối năm (từ tháng 10) để phục vụ nhu cầu làm quà biếu Tết, cá dịp lễ hội quan trọng. Một trong số đó phải kể đến Hộ Kinh doanh Bánh Khô Mè Quang Châu – Cô Đây được biết đến là cơ sở làm bánh thơm ngon, uy tín, được khách địa phương và khách du lịch lựa chọn trong những dịp quan trọng.
Nguyên liệu làm bánh khô mè cô Đây
Để tạo nên một chiếc Bánh Khô Mè đậm đà hương vị truyền thống thì việc chọn lựa nguyên liệu hết sức quan trọng. Khi nói đến nguyên liệu làm nên chiếc Bánh Khô Mè Cô Đây thơm ngon, chúng ta cần chuẩn bị các thành phần chính sau:
- Bột gạo: Đây là nguyên liệu chính của bánh khô mè. Bột gạo được làm từ gạo tẻ xay mịn, giúp tạo nên độ giòn và mềm cho bánh. Lựa chọn bột gạo mới xay sẽ giúp bánh có mùi thơm đặc trưng và vị ngon hơn.
- Đường cát: Đường cát được sử dụng để làm nước đường, tạo độ ngọt và giúp bánh có màu vàng đẹp mắt. Đây là nguyên liệu giúp kết dính mè vào bánh trong khâu hoàn thiện.
- Mè trắng: Mè trắng được rang chín, giúp bánh có hương thơm đặc trưng và vị bùi bùi. Chọn mè trắng tươi, không lẫn tạp chất sẽ làm tăng chất lượng bánh.
Xem thêm: [11] Lợi ích tuyệt vời của hạt mè (vừng) mang lại cho cơ thể
4. Gừng tươi: Gừng tươi được giã nhuyễn thả vào nồi nướng đường đun sôi để tạo vị cay nồng nhẹ, mang lại vị đặc trưng cho chiếc bánh khô mè hoàn chỉnh.
Quy trình chuẩn bị nguyên liệu làm bánh khô mè cô Đây
Công đoạn chuẩn bị bột gạo
Để bánh có độ giòn và hương thơm đặc trưng, thợ làm bánh thường chọn loại bột gạo tẻ mới xay. Bột gạo sau đó cần được bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát để tránh bị ẩm mốc.
Tiếp đến là công việc nhào bột: Trộn bột gạo với một chút nước lọc, nhào kỹ cho đến khi bột mịn. Quá trình nhào bột đòi hỏi sự kiên nhẫn để bột không bị vón cục và có độ mịn tốt.
Công đoạn làm nước đường
Đầu tiên là bước hòa tan đường cát. Nước lọc sau khi được đun sôi thì sẽ cho đường cát vào khuấy đều cho đến khi đường tan hoàn toàn. Tiếp tục đun nhỏ lửa cho đến khi hỗn hợp nước đường trở nên sánh và có màu vàng nhẹ, kéo đường tơ dài không đứt. (Đường thắng không tới, bánh sẽ không dính được mè. Còn nếu để già lửa quá thì bánh sẽ bị cứng, đắng, sẫm và không có tơ).
Sau khi đun xong, để nước đường nguội hoàn toàn trước khi sử dụng để nhúng bánh.
Công đoạn rang mè trắng
Để có được những hạt mè vàng ươm, đủ độ thì công đoạn rang mè cực kỳ quan trọng mà chỉ có những người thợ lành nghề mới thuần thục bước quan trọng này: Cho mè trắng vào chảo không dầu, rang đều tay trên lửa nhỏ cho đến khi mè vàng đều và dậy mùi thơm. Bước này không rang quá lâu để tránh mè bị cháy, ảnh hưởng đến hương vị của bánh.
Bí quyết chọn nguyên liệu làm bánh khô mè ngon
Một chiếc bánh khô mè thơm ngon đòi hỏi nguyên liệu đầo vào phải đạt chất lượng, công đoạn lựa chọn nguyên liệu bánh khô mè cô Đây phải đạt chuẩn như sau:
- Chọn nguyên liệu tươi mới: Nguyên liệu tươi mới không chỉ đảm bảo chất lượng mà còn giúp bánh khô mè có hương vị thơm ngon và màu sắc đẹp mắt.
- Bảo quản nguyên liệu đúng cách: Bột gạo, mè trắng và các nguyên liệu khác cần được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát để tránh ẩm mốc và mất đi hương vị tự nhiên.
- Kiểm tra nguồn gốc nguyên liệu: Nguyên liệu nhập vào luôn được kiểm tra nguồn gốc rõ ràng, không chứa chất bảo quản hay phụ gia độc hại để đảm bảo an toàn thực phẩm.
Cách làm bánh khô mè – Quy trình kỳ công
Quy trình làm bánh khô mè đòi hỏi sự khéo léo và kiên nhẫn để đảm bảo bánh có độ giòn và vị thơm ngon đặc trưng. Sau công đoạn chuẩn bị nguyên liệu và nhào bột sẽ đến 3 công đoạn chính sau để cho ra đời thành phẩm đạt chất lượng nhất.
Công đoạn tạo hình bánh
Đầu tiên, người thợ phải rây bột vào khuôn ô vuông. Sau đó, định hình mặt bánh bằng một que tre nhỏ. Bánh khi đã được định hình được chưng cách thủy trên lò đã đun sôi khoảng năm phút.
Công đoạn nướng bánh
Nướng bánh lần đầu: Sau khi tháo khung, những miếng bột vuông nhỏ được đặt trên bếp than hoa lần thứ nhất. Hơi lửa than hoa chỉ vừa nóng để nướng cho lát bánh khô hai mặt.
Nướng bánh lần hai: Chiếc bánh trần đã ráo lại được đặt lên bếp than hoa lần thứ hai để nướng giòn xốp trong khoảng 15 phút cho đến khi bánh vàng giòn và thơm ngon.
Công đoạn “tắm mè”
Lúc này, người ta bưng nồi đường đặt trên bếp than ấm, lấy từng lát bánh nhúng vào đường rồi nhanh tay lăn qua mâm mè để ngay bên cạnh (công đoạn này được ví von là công đoạn “tắm mè”).
Cuối cùng là công đoạn đóng gói để cho ra thành phẩm là những hộp bánh khô mè đạt chuẩn chất lượng.
Lưu ý trong quy trình làm bánh khô mè:
- Đảm bảo nhiệt độ nướng: Nhiệt độ nướng cần được kiểm soát chặt chẽ để tránh bánh bị cháy hoặc chưa chín đều.
- Bảo quản bánh: Bánh khô mè sau khi nướng nên để nguội hoàn toàn trước khi bảo quản trong hộp kín để giữ độ giòn lâu dài.
Kết Luận
Nguyên liệu làm bánh khô mè đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên hương vị và chất lượng của bánh. Việc lựa chọn và chuẩn bị nguyên liệu đúng cách không chỉ giúp bánh đạt độ giòn, thơm ngon mà còn giữ được nét đặc trưng của món bánh truyền thống Việt Nam. Với quy trình làm bánh tỉ mỉ và sự kết hợp hài hòa của các nguyên liệu, có lẽ bánh khô mè hoàn toàn xứng danh là đặc sản ẩm thực bậc nhất Đà Thành.